Công nghệ bên trong Ống_kính_Canon_ngàm_EF

Cùng với việc ra mắt EOS 300D thì Canon cũng ra mắt loại ngàm ống kính mới EF-S, biến thể của EF, mà trong đó S là viết tắt của "Small image circle". Các ống EF có thể lắp lên các máy dùng cảm biến APS-C 1.6x, nhưng EF-S không thể lắp lên thân máy dòng 1D, 5D, 6D.

Do cảm biến APS-C nhỏ hơn full-frame, nên có thể chế tạo các ống kính nhỏ hơn và nhẹ, do đó việc sản xuất sẽ đơn giản hơn, tốn ít nguyên liệu hơn, dẫn tới giá thành rẻ hơn. Do cảm biến full-frame khá lớn nên việc chế tạo các ống kính góc rộng như 11-24mm f/4L IS USM, 16-35 f/2.8L, hay các ống kính tele khẩu độ lớn như 70-200 f/2.8L khá phức tạp, tốn kém, dẫn tới giá thành cao, chưa kể việc sử dụng các thấu kính chất lượng cao nhằm giảm thiểu lỗi quang học càng khiến cho giá tăng thêm nữa.Ngay cả khi lắp được ống dùng ngàm EF-S lên thân máy dùng full-frame hay APS-H 1,3x thì tại góc rộng nhất, ảnh tạo ra sẽ bị tối 4 góc do hình tròn tạo ra không đủ lớn. Thứ 2 là cảm biến nhỏ hơn sẽ cần gương lật nhỏ hơn, phần cuối ống kính sẽ được mở rộng mà không có rủi ro gương lật đập vào thấu kính cuối, đặc biệt là với các ống góc rộng

Dòng 1D tuy không phải tất cả được trang bị cảm biến full-frame mà có cả định dạng APS-H, tuy vậy, vẫn lớn hơn APS-C 1.6x nên không tương thích với ống EF-S.Cùng với việc ra mắt máy không gương lật đầu tiên EOS M (M là viết tắt của mirrorless), thì Canon cũng ra mắt ống kính ngàm EF-M, biến thể của EF, chỉ tương thích với dòng M, đồng thời cũng không thể lắp trực tiếp các ống EF hay EF-S vào ngàm EF-M. Do đó đối với những người dùng EF-M nhưng muốn sử dụng ống EF hay EF-S thì có thể mua thêm ngàm chuyển EF-EOS M.

Mô-tơ siêu thanh

Tập tin:Canon Ultrasonic.svgLogo ultrasonic

Ultrasonic motor (USM) được đưa lên lần đầu tiên trong ống kính 300mm f/2.8L USM vào năm 1987, do đó Canon là hãng máy ảnh đầu tiên đưa công nghệ USM vào sản xuất hàng loạt. Các ống kính Canon được trang bị USM có khả năng lấy nét rất nhanh, chính xác, và không ồn, ưu việt hơn các mô-tơ lấy nét khác.Có ba loại USM: "ring-type USM" (USM dạng vòng), "micromotor USM" (mô-tơ USM cỡ micro) và "Nano USM". USM dạng vòng được sử dụng phổ biến nhất, hỗ trợ lấy nét tay toàn phần (người dùng vẫn có thể xoay vòng lấy nét khi nút chọn chế độ lấy nét ở AF). Micro USM có giá rẻ hơn USM dạng vòng. Nano USM ra mắt vào đầu năm 2016, dùng trong EF-S 18-135 IS USM, kết hợp khả năng lấy nét nhanh của USM dạng vòng với sự êm ái, yên lặng của STM

Sự khác biệt giữa ống bên ngoài (để phân biệt) các ống sử dụng USM dạng vòng và micro USM là thước đo khoảng cách. Tất cả các ống kính sử dụng USM dạng vòng đều có thước đo, còn micro USM không có. Tuy nhiên ngoại lệ là ống 50mm f/1.4 vẫn có thước đo dù được trang bị micro USM. Hầu hết các ống L đều dùng USM dạng vòng, ngoại trừ 100-300 f/5.6L và 20-35 f/2.8L

Các ống cấp thấp sử dụng USM đều được sơn 1 vòng vàng kèm "Ultrasonic" ở đầu ống, trên thân ống gần ngàm cũng có "Ultrasonic" màu vàng. Các ống dòng L thì có viền đỏ thay vì vàng, nhưng chữ "Ultrasonic" lại được sơn ở thân ống thay vì đầu và cũng có màu đỏ hoặc màu trắng.

Mô-tơ bước

EF 50mm f/1.8 STM

Canon ra mắt ống kính có mô-tơ bước (STM) vào tháng 6-2012, bên cạnh EOS 650D.

Canon tuyên bố công nghệ này giúp lấy nét tự động êm ái và mượt mà hơn, các thân máy tương thích (bắt đàu từ 650D trở đi) sẽ hỗ trọ ống kính này trong live view và quay video.[11] Không giống USM, các ống kính hỗ trợ STM sử dụng lấy nét qua dây để kích hoạt chế độ lấy nét tay toàn phần. 2 nhược điểm của STM là: Việc yêu cầu xử lý máy tính hóa có thể thể dẫn tới "lag". Thứ 2 sử dụng mô-tơ lấy nét tự động yêu cầu năng lượng, do đó, khi không kết nối với máy thì không thể thay đổi điểm hội tụ.

Tất cả các ống EF-M đều sử dụng công nghệ STM.

Các ống trang bị STM đều có chữ STM nằm phía trước ống kính, cạnh dòng định danh ống kính.

Ổn định hình ảnh

Ống 300mm f/2.8L USM phiên bản có IS

Ổn định hình ảnh (Image Stabilizer - IS) là công nghệ nhận diện sự di chuyển khi cầm tay và giữ cho hình ảnh thu được không bị mờ nhòe. IS không có tác dụng giúp "đóng băng" đối tượng khi đang di chuyển. Nó giúp hình ảnh ổn định từ 2 đến 5 stop, phụ thuộc vào IS của ống kính.Các phiên bản công nghệ IS mà Canon đã ra mắt bao gồm:

  • Phiên bản đầu tiên được sử dụng trên ống 75-300mm (1995), đạt mức 2 stop.
  • Ống 300mm f/4L IS USM, ra mắt năm 1997 là ống đầu tiên dùng IS có Mode 2, nhận biết khi người dùng lia máy theo chiều dọc hoặc ngang.
  • Nắm 1999, IS được trang bị cho các ống từ 300mm f/2.8L cho tới 600mm f/4L có khả năng nhận biết khi ống được lắp lên tripod.
  • Năm 2001, IS thế hệ 2 được trang bị trên phiên bản 70-200 f2/8L IS USM, ổn định tới 3 stop.
  • Năm 2006, IS thế hệ 3 trang bị trên phiên bản 70-200 f/4L IS USM, ổn định tới 4 stop.
  • Năm 2008, IS thế hệ 4 trang bị trên phiên bản 200mm f/2L IS USM, ổn định tới 5 stop.[12]
  • Năm 2009, ống EF 100mm f/2.8L Macro IS USM là ống đầu tiên trang bị Hybrid IS[13]
  • Năm 2011, Mode 3 lần đầu được trang bị cho 2 ống 300mm f/2.8L IS II USM và 400mm f/2.8L IS II USM.

Tất cả các ống có IS đều được sơn chữ "Image Stabilizer" trên thân ống. Trên các ống tele lớn hơn, dòng "Image Stabilizer" được khắc chữ kim loại trên thân. Tuy nhiên trên một số ống zoom cấp thấp như EF-S 17-85 hay EF 28-135 thì "Image Stabilizer" cũng được làm bằng kim loại.

Giảm nhiễu xạ quang học

Canon EF 400 f/4 DO II IS USM

Diffractive optics (giảm nhiễu xạ quang học) (DO) là các tháu kính đặc biệt, chỉ sử dụng cho một số ống kính. Các ống DO có kích thước nhỏ nhẹ hơn, triệt tiêu quang sai, dễ cầm hơn so với các ống có cùng tiêu cự và khẩu độ khác. Do đó, việc sản xuất trở nên phức tạp hơn, giá của chúng rất đắt. Chỉ có 3 ống có DO: 400mm f/4L DO IS USM, 400mm f/4L DO II IS USM, 70-300mm f/4.5-5.6 DO IS USM. Các ống DO được đánh dấu bằng 1 viền xanh lá cây ở đầu ống.

Các ống kính dòng L

Bài chi tiết: Ống kính Canon dòng L
Canon EF 24-70L II USM, ống kính zoom chuẩn dòng L

Các ống kính cao cấp của Canon đều được đánh dấu L với viền đỏ ở đầu, L là viết tắt của "Luxury".[14] Ống L tương thích với tất cả các máy dùng ngàm EF cũng như EF-S, chúng được những người dùng nhiều kinh nghiệm và giới chuyên nghiệp đánh giá cao, do có khung vỏ chắc chắn, chống thời tiết, chất lượng quang học rất tốt, khẩu độ lớn, mô-tơ USM dạng vòng rất nhanh và chính xác. Tất cả các ống L đều có hood và túi đựng. Không chỉ có viền đỏ ở đầu, mà nhiều ống còn được sơn trắng toàn thân. Điều này không chỉ gây "ấn tượng" hơn khi nhìn vào, mà còn có tác dụng để phản xạ nhiệt khi sử dụng ngoài trời trong thời gian dài, đặc biệt trong thời tiết nóng. Để có chất lượng quang học vượt trội, các ống dòng L được trang bị các thấu kính fluorite, UD, phi cầu cũng như các công nghệ tráng phủ đặc biệt.

Sở hữu nhiều ống L với ít nhất 2 thân máy EOS dòng 1D là điều kiện để có tên trong Canon Professional Services tại hầu hết các thị trường (ví dụ: 3 ở châu Âu [15] và Australia,[16] 2 ở Malaysia[17] và Singapore[18] 1 ở Hong Kong).[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ống_kính_Canon_ngàm_EF http://www.canon.com.au/en-au/Pro-Photography/Abou... http://www.canon.com.au/en-au/Pro-Photography/Abou... http://www.cps.canon-europe.com/faq/view.do?catId=... http://consumer.usa.canon.com/app/pdf/lens/EFLensC... http://www.usa.canon.com/cusa/about_canon?pageKeyC... http://www.usa.canon.com/cusa/about_canon?pageKeyC... http://www.usa.canon.com/cusa/consumer/news_events... http://www.usa.canon.com/cusa/consumer/products/ca... http://www.canon.com/camera-museum/history/canon_s... http://www.canon.com/camera-museum/index.html